Công
an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Nhà nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vai trò làm nòng cốt, xung kích
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã
hội.
Để đảm bảo an ninh và sự bình yên về mọi mặt cho Tổ quốc, ngành công an được chia thành hai lực lượng chính:
- Cảnh sát: Bảo vệ và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
- Anh ninh: Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:
Công an nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó ba chức năng chủ yếu:
- Tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc đề ra các chủ trương chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh trật tự
- Thực hiện quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước.
-
Tiến hành các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu
và hành động gây tổn hại đến an ninh, trật tự; bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, cuộc sống tự do, hạnh phúc, lao động hòa bình của nhân dân.
Do nhiện vụ đặc thù của mình mà các chiến sĩ công an có mặt trên mọi miền của tổ quốc:
- Bộ Công an:
Có chức năng quản lý Nhà nước về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội trong phạm vi cả nước, bao gồm một số tổng cục phụ trách về nghiệp
vụ và một số đơn vị trực thuộc Bộ trưởng.
- Tổng cục Cảnh sát:
là cơ quan về nghiệp vụ của Bộ Công an, có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo,
chỉ huy lực lượng cảnh sát trong cả nước, tiến hành các biện pháp phòng
ngừa đấu tranh, chống mọi hoạt động của bọn tội phạm hình sự v.v…
- Tổng cục Anh ninh:
là cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an, có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo,
chỉ huy các lực lượng an ninh trong cả nước về công tác phòng ngừa, đấu
tranh chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia v.v…
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Công an quận, huyện, phường, xã … tại các địa phương.
- Làm việc tại các cơ sở đào tạo của ngành công an
- Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành công an.
Mang
trong mình trọng trách của một chiến sĩ công an chuyên đấu tranh bảo vệ
lẽ phải, bất cứ lúc nào, chỉ cần Tổ quốc và nhân dân gọi, bạn luôn sẵn
sàng có mặt. Một nghề đầy khó khăn gian khổ, có khi phải hy sinh cả
quyền lợi lẫn tính mạng của bản thân. Có lẽ do vậy mà ngành này thích
hợp với phái mạnh hơn.
Môi
trường làm việc trong ngành công an rất nghiêm túc. Bạn phải tự rèn
luyện cho mình bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc
được giao.
Trong
ngành, không có những chiến công đơn lẻ mà bạn luôn phải là một mắt
xích quan trọng với thành công là sự đoàn kết tâm sức, trí tuệ của cả
tập thể.
Đối
mặt với những kẻ thù gian manh, xảo quyệt, các chiến sĩ công an phải có
lập trường kiên định cùng tấm lòng trung thành, hết lòng vì Tổ quốc và
nhân dân.
Trong ngành công an, sau khi tốt nghiệp, bạn được sắp xếp công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
Một số nghề nghiệp trong ngành công an:
*Trong lực lượng cảnh sát:
- Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội
- Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Cảnh sát hình sự)
- Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy
- Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
- Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
- Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp
- Cảnh sát giao thông
*Trong lực lượng an ninh:
- An ninh văn hóa tư tưởng
- An ninh tình báo
- An ninh kinh tế
Phẩm chất cần có:
- Nhiệt huyết, yêu thương con người
- Tính kỷ luật cao, kiên định, vững vàng về lập trường, tư tưởng, bình tĩnh, tự tin.
- Tinh thần đoàn kết
- Can đảm, chấp nhận khó khăn gian khổ
- Nhanh trí, nhạy bén, khôn khéo.
- Luôn có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc
Bạn có thể đến với ngành công an bằng hai con đường:
- Hoàn thành nghĩa vụ công an, sau đó thi tuyển trở thành sĩ quan công an
-
Học hết phổ thông trung học và thi thẳng vào các trường đào tạo công
an: Học viện An ninh nhân dân, Trường Đại học An ninh nhân dân, Học viện
Cảnh sát nhân dân, Trường ĐH Cảnh sát nhân dân, Trường ĐH Phòng cháy
chữa cháy, Trường Trung học An ninh nhân dân, Trường Trung học Cảnh sát
nhân dân.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !