Tồn
tại song song với nhóm ngành quản trị kinh doanh là nhóm ngành kinh tế
và quản lý. Đây là nơi thi thố tài năng của những chuyên gia phân tích
kinh tế, những nhà hoạch định chiến lược vĩ mô.
Công việc và điều kiện làm việc của chuyên viên kinh tế và quản lý:
Ở
các cơ quan quản lý nhà nướcvề kinh tế (từ Trung ương đến địa phương),
chuyên viên kinh tế và quản lý thực hiện một số công việc chủ yếu như:
- Hoạch định phát triển kinh tế:
Lập, thiết kế và thẩm định các chiến lược phát triển, quy hoạch phát
triển, kế hoạch phát triển, chính sách phát triển, dự án phát triển và
chương trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế, vùng (địa phương) v.v…
- Dự báo phát triển kinh tế:
Sử dụng các phương pháp, công cụ hỗ trợ đưa ra các kết quả dự báo về
định lượng, định tính, hay xu thế phát triển kinh tế dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn.
- Phân tích kinh tế:
Mô tả, tổng hợp, so sánh đối chiếu tình hình kinh tế, chiến lược và
chính sách kinh tế, phương án tổ chức các hoạt động kinh tế và tổ chức
đời sống, tổ chức các quan hệ quốc tế trong cả quá khứ và hiện tại, từ
đó đưa ra các đánh giá và nhận định xác đáng phục vụ cho việc ra quyết
định trong thời kỳ tiếp theo, hoặc kịp thời điều chỉnh một số chính sách
hiện hành nếu cần.
- Tổ chức và điều phối các hoạt động kinh tế:
Thiết kế mới hoặc hoàn thiện các hệ thống đã có như: hệ thống ra quyết
định quản lý, hệ thống thông tin quản lý, chế độ thống kê báo cáo,
phương án phối kết hợp giữa các cơ quan tổ chức (liên Bộ, liên ngành,
liên vùng) và vận hành hệ thống này hoạt động.
- Kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế:
Sử dụng các luật, công cụ, phương pháp để theo dõi sự vận động của các
hoạt động kinh tế cũng như sự vận hành của hệ thống tổ chức kinh tế. Qua
đó kịp thời phát hiện những khâu vướng mắc, tìm nguyên nhân và kịp thời
có phương án, giải pháp khắc phục.
- Nghiên cứu, tham mưu, cố vấn hay tư vấn
về chính sách kinh tế, phương án tổ chức hệ thống kinh tế và hệ thống
quản lý kinh tế theo yêu cầu trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
Ở các doanh nghiệp, chuyên viên kinh tế và quản lý thực hiện một số công việc chủ yếu như:
- Hoạch định phát triển doanh nghiệp:
Tiến hành lập, thiết kế và thẩm định các hình thức hoạch định chủ yếu
thường dùng trong doanh nghiệp như: chiến lược kinh doanh, dự án kinh
doanh, kế hoạch kinh doanh, chương trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích và dự báo phát triển:
Sử dụng các công cụ, phương pháp để phân tích môi trường bên ngoài, bên
trong, môi trường cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội, thách thức, điểm mạnh,
điểm yếu của doanh nghiệp và xu thế phát triển trong tương lai của doanh
nghiệp.
- Tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh: Thiết
kế mới hoặc hoàn thiện hệ thống sản xuất kinh doanh đã có, xây dựng mới
hoặc kiện toàn cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp, hoàn thiện chế độ
làm việc trong doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ phân công và hợp tác
trong hệ thống tổ chức, tổ chức hệ thống thông tin một cách khoa học và
hiện đại, lựa chọn, sắp xếp và bố trí cán bộ vào các khâu của hệ thống
quản lý.
- Điều hành, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp:
Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ quản lý để vận hành hệ
thống tổ chức kinh doanh đã hình thành trong quá trình thực hiện mục
tiêu kinh doanh, nhanh chóng phát hiện những khâu yếu để kịp thời khắc
phục.
- Chẩn đoán doanh nghiệp:
Sử dụng các công cụ, phương pháp để phân tích, thẩm định thực trạng
kinh doanh và tài chính hiện hành của doanh nghiệp, giá trị doanh
nghiệp, giá trị tài sản và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, dự kiến
sự biến động về giá cổ phiếu của doanh nghiệp trong tương lai.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:
- Tư duy kinh tế, nhạy cảm với các vấn đề kinh tế, đầu óc chiến lược.
- Khả năng phân tích, giải quyết vấn để bằng phương pháp tư duy logic.
- Khả năng tổ chức.
- Khả năng diễn đạt
- Thích tìm tòi, nghiên cứu.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !