Kỹ
thuật y sinh (biomedical engineering, BME) hay công nghệ y sinh học là
một lĩnh vực liên ngành, là ứng dụng các nguyên tắc thiết kế, giải quyết
vấn đề và kỹ thuật của các ngành như vật lý, toán học, tin học vào y
học và khoa học về sự sống để giúp cho vấn đề chăm sóc sức khỏe bệnh
nhân được tốt hơn cũng như tăng cường chất lượng sức khỏe con người.
Là
một lĩnh vực tương đối mới mẻ, đa phần các thành tựu đạt được chỉ mới
dừng ở mức độ nghiên cứu, bao phủ nhiều lĩnh vực khác nhau: tin sinh
học, chẩn đoán hình ảnh, xử lý hình ảnh, xử lý tính hiệu sinh lý học, cơ
sinh học, vật liệu sinh học với kỹ thuật sinh học, phân tích hệ thống,
mô hình hóa 3 chiều, vân vân. Ví dụ cụ thể về ứng dụng của kỹ thuật y
sinh là việc phát triển và sản xuất các bộ phận giả tương thích sinh
học, thiết bị y học, thiết bị chẩn đoán và các thiết bị hình ảnh như MRI
và EEG, cũng như các loại thuốc.
Ngày
nay, khi mà khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc thì nó đã gắn liền
với đời sống con người, hiện diện trong mọi lĩnh vực, với mục đích làm
cho chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng cao. Và y học không
phải là một ngoại lệ. Nếu một ngày bước chân vào một bệnh viện thì bạn
sẽ thấy được sự phát triển không ngờ của khoa học. Với những thiết bị kỹ
thuật mà bạn có thể đọc thấy trong những trang sách tiểu thuyết khoa
học viễn tưởng. Tiêu biểu là các thiết bị chẩn đoán như CT, MRI,
PET,SPECT…, hay thiết bị điều trị như “dao mổ” điện, châm cứu bằng laser
(quang châm)… . Chắc chắn là trong số đó có nhiều thiết bị bạn mới nghe
tên lần đầu. Vì đây là những thành tựu đạt được trong thời gian gần đây
dựa theo định hướng phát triển của y học hiện đại : ứng dụng khoa học
kỹ thuật tiến tiến, nhằm giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn các
thiết bị chẩn đoán, cũng như chữa trị những căn bệnh mà con người mắc
phải.
Trước
nhu cầu tất yếu của xã hội, một ngành kỹ thuật mới, hiện đại đã ra đời.
Đó là ngành kỹ thuật y sinh – Bio Medical Engineering
Kỹ thuật y sinh là gì?
Nếu
vào thế kỷ 20, vật lý là ngành khoa học trung tâm thì bước sang thế kỷ
21 mọi nghiên cứu sẽ theo hướng lấy sự sống làm trọng tâm. Nghĩa là
ngành y sinh học là tiêu điểm cho tất cả các ngành khoa học khác. Từ đây
sẽ hình thành nhiều giao ngành như lý sinh (BioPhysics), hoá sinh
(BioChemistry),… với mục tiêu áp dụng những khái niệm, những định luật
vật lý, hóa học để nghiên cứu sự sống, tìm ra bản chất hóa học của các
quá trình sống. Từ đó giúp chúng ta có thể hiểu rõ ràng và can thiệp
được vào những quá trình này.
Do đó mà xã hội cần ngành kỹ thuật y sinh bên cạnh các ngành khoa học thuần tuý khác, như y học, vật lý , sinh học, …
Vậy
kỹ thuật y sinh là một ngành khoa học lấy kỹ thuật làm phương tiện,
sinh học là cơ chế, còn y học là mục đích. Nghĩa là dùng các thiết bị kỹ
thuật làm phương tiện sinh ra các tác nhân tác dụng với tổ chức sống
trong cơ thể. Từ đó hình thành các hiệu ứng sinh học mà ta có thể định
tính cũng như định lượng. Qua sự nghiên cứu này giúp con người chúng ta
có thể đánh giá cũng như thay đổi các trạng thái, chức năng, cấu trúc
trong cơ thể, nghĩa là chẩn đoán và điều trị bệnh.
Cho nên “kỹ thuật y sinh được xem là bệ phóng cho các ngành kỹ thuật khác xâm nhập sâu hơn vào các ứng dụng y sinh”.
Ngành kỹ thuật y sinh tại Việt Nam.
Hiện
nay ở Việt Nam chúng ta chỉ có các trường đào tạo chuyên ngành này, là
Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đại Học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, Học viện Kỹ
thuật Quân sự, Đại học Quốc Tế-ĐHQGTpHCM. Sau khi nắm vững kiến thức của
ngành học này, các kỹ sư sẽ có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp như :
+
Giữ vị trí kỹ sư lâm sàng tại bệnh viện, trung tâm y tế: Quản lý, vận
hành các trang thiết bị y tế, làm việc chung với các bác sĩ trong các
nghiên cứu và tư vấn kỹ thuật.
+
Nắm vị trí kỹ sư trong các Công ty sản xuất kinh doanh Thiết bị Y Tế.
Trong lĩnh vực này hơn 90% là các công ty nước ngoài tham gia thị trường
Việt Nam với nhu cầu tuyển dụng cao và mức lương hấp dẫn.
+ Nghiên cứu cải tiến, chế tạo mới các thiết bị y tế phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của Việt Nam.
+
Đây là một trong những ngành tiến tiến đối với thế giới vì vậy số lượng
học bổng sau đại học là lớn nhất trong các ngành kỹ thuật.
Thành công bước đầu.
Trong
chẩn đoán, thành tựu nổi bật là các thiết bị chẩn đoán công nghệ cao
không ngừng ra đời, đổi mới, hoàn thiện hơn. Nhờ đó mà chất lượng chẩn
đoán bnệh ngày càng được nâng cao, các bệnh hiểm nghèo ngày càng được
phát hiện sớm để kịp thời chữa trị. Có thể kể đây như là X-quang, CT -
chụp cắt lớp điện toán, DSA - chụp X-quang kỹ thuật số mạch máu theo
phương pháp loại trừ, MRI - chụp cộng hưởng từ, ứng dụng hạt nhân
(PET,SPECT), …
Một
trong những thành tựu quan trọng trong điều trị là ứng dụng laser , với
rất nhiều phương thức điều trị nội khoa, ngoại khoa đạt được hiệu quả
cao hơn cách điều trị kinh điển. Ví dụ như châm cứu, trị liệu bằng
laser, laser nội tĩnh mạch, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser chọc
qua da, điều trị các tật khúc xạ mắt bằng laser Excimer (“dao cắt
lạnh”-phi nhiệt), dao mổ laser CO2, laser bán dẫn trong phẫu thuật …
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !