Nghề
luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề
nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện
các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại
toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi
hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành
chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Công
việc trong ngành luật, đặc biệt là với thẩm phán, luật sư, kiểm sát
viên, thư ký tòa án v.v... thường áp lực lớn với khối lượng hồ sơ, tài
liệu khổng lồ và những tình huống bất ngờ luôn có khả năng xảy ra. Tùy
vào nghề nghiệp cụ thể mà những người trong ngành này có điều kiện làm
việc khác nhau.
Theo
một báo cáo mới đây, mọi lĩnh vực đều thiếu cán bộ pháp luật. Tính tới
năm 2010, ngành tòa án cần thêm khoảng 4.000 thẩm phán, ngành kiểm sát
cần thêm khoảng 2.500 kiểm sát viên, nhu cầu xã hội cần thêm hàng chục
nghìn luật sư, chưa kể nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành công an cần
cán bộ có trình độ cử nhân luật. Đây là cơ hội lớn cho những bạn trẻ
muốn được tham gia vào ngành này.
Trong
ngành luật, bạn có thể trở thành thẩm phán, luật sư, công chứng viên,
chấp hành viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giảng viên luật...
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
- Công bằng, trung thực, khách quan
- Có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao
- Khả năng diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ
- Có bản lĩnh vững vàng
Một số địa chỉ đào tạo
Đào
tạo pháp luật cơ bản: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh), Khoa Luật Kinh tế (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân),
Khoa Luật (Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế), Trường Đại học Cần
Thơ v.v...
Tốt
nghiệp, bạn có thể trở thành chuyên gia pháp lý, làm việc ở tất cả
những nơi có nhu cầu. Để được Nhà nước bổ nhiệm vào một số chức danh đặc
thù như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng
viên, bạn còn phải trải qua k
hoá đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp với thời gian quy định khác nhau cho từng chức danh.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !