Trong
hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay, nghề nuôi cá đang phát triển
mạnh, sản phẩm làm ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu.
Những năm vừa qua, sản lượng cá xuất khẩu đã tăng nhanh, mang lại nhiều
ngoại tệ cho đất nước.
Hiện
nay, trên cả nước, nghề nuôi cá (cá nước mặn và cá nước ngọt) được mọi
tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo vì họ thấy rõ việc nuôi cá cho năng
suất và sản lượng cao hơn hẳn tập quán thả cá. Mặt khác, nghề nuôi cá có
thể mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, giúp người dân làm giàu một
cách nhanh chóng.
Việc
đưa những tiến bộ KHKT vào nuôi cá ở nước ta đang có những bước phát
triển tốt, nhất là trong các khâu sản xuất giống, thức ăn và lai tạo
giống cá.
Tên các chuyên môn của nghề nuôi cá:
- Gọi theo môi trường sống của cá: Nuôi cá nước lợ, nuôi cá nước ngọt, nuôi cá biển
-
Gọi tên theo quy luật sinh trưởng phát triển: nuôi cá bố mẹ, nuôi cá
bột, nuôi cá hương, cá giống, cá thịt (nuôi cá ao, nuôi cá hồ, nuôi cá
ruộng, nuôi cá lồng, nuôi cá bè…)
Mỗi chuyên môn nghề có quy trình kỹ thuật riêng thích hợp.
Đặc điểm hoạt động của nghề:
* Đối tượng lao động: Những loài cá mà người ta chọn làm đối tượng nuôi thường có những ưu điểm sau:
- Cá chóng lớn, thịt ngon, được nhân dân ưa chuộng.
-
Cá sinh sản tự nhiên hoặc có thể cho đẻ nhân tạo được để chủ động sản
xuất giống, những loài cá có khả năng thích nghi và phát triển ở ao hồ,
phù hợp với điều kiện địa phương. Thức ăn của cá nuôi đơn giản, rẻ tiền,
phù hợp với khả năng mà địa phương có.
* Các công việc chủ yếu của nghề nuôi cá:
Kỹ
thuật nuôi cá đòi hỏi sử dụng hợp lý mặt nước nuôi cá, chọn đúng đối
tượng cá nuôi, tận dụng được thức ăn mà địa phương có sắn. Kỹ thuật nuôi
cá gồm các công việc chính sau:
-
Tẩy dọn vệ sinh nơi nuôi cá là khâu đầu tiên cần thiết, gồm những thao
tác: tát cạn nước ao, dọn vệ sinh, đắp lại bờ ao, đáy ao, rắc vôi bột
tẩy trùng, bón lót phân hữu cơ…
- Vận chuyển cá giống, thả cá giống vào ao nuôi
- Cho cá ăn thức ăn tinh và thức ăn thô.
-
Quản lý chăm sóc và bảo vệ nơi nuôi cá: làm vệ sinh, gia cố bờ ao không
để lở bờ, rò rỉ cá đi mất; phát hiện cá bị bệnh thiếu oxy và tìm cách
khắc phục; đánh giá màu nước ao để quyết định tăng hoặc giảm khẩu phần
ăn trong ngày; thực hiện công việc phòng và chữa một số bệnh thông
thường; kiểm tra sinh trưởng…
* Sản phẩm: cá thịt (cá thương phẩm, cá giống).
* Điều kiện lao động:
-
Hoạt động chủ yếu ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng,
mưa gió. Có các sự cố nguy hiểm như say nắng, chết đuối… Tiếp xúc với
các chất hóa học như vôi bột, phân hữu cơ, phân vô cơ, bùn ao, nước.
- Tư thế làm việc: thay đổi theo từng công việc, kết hợp đi lại, đứng, ngồi để thao tác công việc, quan sát, theo dõi cá…
Các yêu cầu của nghề đối với người lao động:
- Có sức khỏe tốt, dẻo dai, chịu đựng được những thay đổi của khí hậu, thời tiết, sóng gió, làm việc được lâu dưới nước.
- Yêu thích nghề nuôi cá, mong muốn tạo ra được những giống cá tốt.
- Có tính kiên trì, cần cù, chịu khó, cẩn thận.
- Có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, lựa chọn.
Những chống chỉ định cần thiết: Những người mắc các bệnh: thấp khớp, thần kinh, sợ nước, không biết bơi không nên theo nghề này.
Nơi đào tạo nghề:
Nghề
nuôi cá thường được đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học
Nông nghiệp hoặc Thủy sản. Những trường này được phân bổ khắp nơi trên
cả nước. Ngoài ra, các trạm, trại quốc doanh nuôi cá, các viện nghiên
cứu Thủy sản, các công ty liên doanh nuôi cá với nước ngoài, trung tâm
KTTH-HN… cũng đào tạo nghề này.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !