Từ
một khu chế xuất, một doanh nghiệp đến một chiếc ghế đều có giá. Nhưng
là bao nhiêu? Trong nhiều trường hợp, câu trả lời không dễ dàng, mỗi bên
liên quan có thể đưa ra các mức giá khác nhau. Người làm công việc thẩm
định giá chính là “trọng tài” trong những trường hợp đó.
Thẩm định giá - nghề mới ở Việt Nam
Có
thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisement) là việc ước
tính hay xác định giá trị của một tài sản, tại một thời điểm và một địa
điểm nhất định.
Để
làm được việc này, ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của
từng tài sản (hình dạng của thửa đất, kích thước của ngôi nhà…) còn phải
xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với khả năng sinh lời
tương lai…) và những yếu tố luật pháp (quyền sở hữu, giấy phép…) ảnh
hưởng đến giá trị tài sản.
Thẩm
định giá là một nghề độc lập trong xã hội tương tự như nghề kế toán,
kiểm toán. Thế giới có Ủy ban chuẩn mực thẩm định giá Quốc tế và tại các
nước Đông Nam Á có Hiệp hội thẩm định giá ASEAN. Tại Việt Nam, đây là một nghề mới.
Chọn nghề thẩm định giá, bạn sẽ không thiếu việc làm
Nhu cầu về cán bộ, chuyên viên thẩm định giá ở nước ta ngày càng tăng nhanh theo đà tăng trưởng kinh tế thị trường.
Nghề
thẩm định giá không hề đơn điệu, bạn có cơ hội lựa chọn việc làm theo
năng lực cá nhân bởi có rất nhiều dịch vụ đa dạng cho khách hàng như
thẩm định giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, thẩm định
giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của
xã hội đang ngày càng tăng.
Khi bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn cũng có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc và làm việc ở nhiều môi trường:
-
Cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ,
ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên - Môi
trường... Các sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương.
- Các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng, phòng đăng kiểm...
-
Các công ty bảo hiểm, xuất nhập khẩu, xây dựng, tư vấn tài chính và
kinh doanh bất động sản, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, ...
Thẩm định giá - nghề nhiều thách thức
Gần
với nghề kiểm toán, luật sư, nghề thẩm định giá luôn đòi hỏi tính kiên
trì, tính tự tin, sự năng động... cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ và phẩm chất đạo đức.
Bạn
có thể hình dung thẩm định giá là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi
tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số
liệu. Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và
kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng
nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình
huống phát sinh…
Do
tính chất đặc biệt của nghề thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên,
người thẩm định viên còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của
nghề nghiệp.
- Thứ nhất:
Tính kỷ luật tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá bảo đảm tính
độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt
động thẩm định giá bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá…
- Thứ hai:
Tính trung thực, thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền
hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá
ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không đúng
các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá...
Học nghề Thẩm định giá ở đâu?
Hiện
tại, hình thức đào tạo bậc đại học về thẩm định giá được tổ chức tại
Học viện Tài chính và Trường ĐH Tài chính - Marketing, TP HCM (thuộc Bộ
Tài chính), Trường ĐH Kinh tế TP HCM. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng đã
thành lập Bộ môn Định giá (trực thuộc Khoa Marketing) và tuyển sinh
chuyên ngành Thẩm định giá.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !