Có
thể hình dung xã hội là một “cơ thể sống”, có lúc tiềm ẩn hoặc bộc phát
những hiện tượng “bệnh lý” làm chậm, thậm chí kéo lùi sự phát triển?
Nhà xã hội học chính là “bác sĩ chẩn bệnh” xã hội.
Xã hội học là gì?
Đâu
đó, bạn vẫn thường nghe những câu chuyện, những lời thắc mắc, đại loại:
Cớ sao mà thời buổi bây giờ lại xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội mới thế?
Hôm qua có người tự tử, sao lại thế nhỉ?
Tự
tử là người ta chán sống thì chết ấy mà, liên quan gì đến xã hội...
Thật thế không? Sao lại có người giầu sụ nhưng cũng quá nhiều người
nghèo không tấc đất cắm dùi?
Tại sao lại có những nhóm người nguy cơ bị HIV/AIDS cao hơn những nhóm người khác?
Từ
ngày có Internet, hay có, dở có, nhưng ai là người có nhiều lợi ích
nhất từ nó? Khi nào thì đua xe là môn thể thao và khi nào nó bị coi là
“tội đồ” trên đường phố...
Tìm cách trả lời những câu hỏi đó, là nhiệm vụ của xã hội học.
Có người nghĩ, nghề này “nghiên cứu toàn bộ xã hội”. Thật ra không hẳn thế.
Từ
thế kỷ 19, một ngành khoa học mới đã ra đời. Những người theo đuổi nó
tìm cách khám phá ra bản chất mang tính quy luật của các hiện tượng xã
hội, rõ hơn là “mặt xã hội” của các hoạt động trong đời sống xã hội
chúng ta. Đó chính là ngành xã hội học.
Xã hội học - một nghề đa dạng về môi trường công việc
Với những kiến thức xã hội học được trang bị một cách chuyên nghiệp, bạn sẽ có thể giải mã những hiện tượng xã hội rất đa dạng.
Khi đã có nghề xã hội học trong tay bạn có thể lựa chọn những định hướng nghề nghiệp cụ thể hơn.
Bạn
có thể tiếp tục làm nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu, làm giảng
viên xã hội học tại các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học, về
làm việc tại các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, thậm chí là cả
trong những bộ phận liên quan đến quan hệ đối ngoại, quan hệ xã hội,
quan hệ công chúng của các tổ chức kinh tế, toà báo, doanh nghiệp...
Tại
mỗi vị trí làm việc, bạn có thể phát huy kiến thức xã hội học của mình
trên cơ sở gắn kết với thực tiễn (yêu cầu cụ thể của cơ quan, doanh
nghiệp mà mình làm việc). Công việc này tạo cho bạn cơ hội lớn để tham
gia vào các hoạt động gắn với phát triển xã hội, phát triển cộng đồng...
Dù làm việc ở đâu, con mắt xã hội học cũng thường xuyên đem lại cho bạn những bất ngờ khi”thám hiểm” xã hội xung quanh ta.
Trong
nghề này, không thể thiếu những chuyến nghiên cứu dã ngoại, nếu như
không nói đó là một mảng không thể thiếu và chiếm một thời lượng không
nhỏ trong cuộc đời nhà xã hội học.
Đây
cũng là những cơ hội tuyệt vời để bạn khám phá những miền đất lạ, gặp
gỡ những con người, những cộng đồng xã hội khác đầy thú vị.
Bạn cần những kỹ năng gì để trở thành nhà xã hội học?
Trước
hết, nhà xã hội học cần có tư duy phân tích để chạm tới, nắm bắt được
sợi dây bản chất xuyên suốt mỗi hiện tượng xã hội. Đi tới đích đó bạn
rất cần tự tin và kiên nhẫn.
Những
đức tính đó sẽ giúp bạn không chùn chân, mỏi gối vì con đường từng bước
tích luỹ, luyện tập tư duy phân tích thật sự không phải trải đầy hoa
hồng và chẳng ngắn ngủi gì.
Không
kém phần quan trọng đối với một người làm nghề xã hội học là khả năng
giao tiếp tốt và tính nhân văn. Nên biết, đối tượng trực tiếp làm việc
của bạn là những con người.
Một
kỹ năng không thể thiếu đó là khả năng viết giúp bạn diễn tả chính xác
những ghi nhận trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và đặc biệt là khi
trải ra trên giấy báo cáo kết quả “bươn chải ngày đêm” của mình.
Học xã hội học ở đâu?
Hiện nay môn xã hội học đã được đưa vào chương trình giảng dạy cao đẳng, đại học, sau đại học ở nhiều nước trên thế giới.
Ở
Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội cho bạn tiếp cận môn học này. Nếu
không theo chuyên ngành xã hội học, bạn cũng được học nó trong chương
trình học phần đại cương của những ngành mà bạn lựa chọn.
Để
có cơ hội trở thành nhà xã hội học, sau khi tốt nghiệp chương trình phổ
thông trung học bạn có thể thi thẳng vào khoa Xã hội học ở các trường
đại học theo khối C và khối D.
Nếu
bạn đã đi làm nhưng muốn có thêm tay nghề xã hội học để đáp ứng yêu cầu
công việc và tìm những cơ hội mới trên thị trường lao động, bạn có thể
tham gia các lớp đại học tại chức và văn bằng hai xã hội học với giờ
giấc học tập rất linh hoạt.
Tại
các trường Khoa học xã hội và Nhân văn ở Hà Nội, trường Khoa học xã hội
và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Học viện báo chí và truyền thông, Đại học
Công đoàn, Đại học Đà Lạt... khoa Xã hội học đang mở rộng cánh cửa chờ
đón các nhà xã hội học tương lai.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !