Chứng
khoán là chứng chỉ dưới dạng giấy tờ hoặc bản ghi nhớ, có giá và có khả
năng chuyển nhượng, xác định khoản đầu tư dài hạn, xác nhận các quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc
vốn của tổ chức phát hành.
Chứng
khoán không phải là tài sản thực như nhà cửa, đất đai mà là tài sản tài
chính tồn tại dưới dạng chứng chỉ bằng giấy, những dữ liệu trong máy
tính, sổ sách. Các nhà đầu tư đem của cải của mình đi mua các loại chứng
khoán. Những người phát hành chứng khoán (các chính phủ, công ty…) sử
dụng số tiền huy động được đầu tư mua tài sản thực như nhà xưởng, máy
móc thiết bị… Thu nhập chứng khoán có được chính là lợi tức do các tài
sản thực tạo ra.
Làm
việc trong lĩnh vực chứng khoán là làm các công việc có liên quan đến
chứng khoán. Trong lĩnh vực chứng khoán có nhiều nghề khác nhau như:
quản trị viên tài chính doanh nghiệp, người môi giới chứng khoán, chuyên
viên thị trường, phân tích viên tài chính, quản trị viên danh mục đầu
tư v.v…
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Hiện
nay, hệ thống thị trường chứng khoán trên thế giới đã, đang và sẽ chứng
kiến nhiều thay đổi đến từ ứng dụng thành tựu của Công nghệ thông tin.
Rất nhiều công đoạn của quá trình giao dịch đã được tự động hóa.
Làm
việc trong lĩnh vực chứng khoán là bạn làm việc trong môi trường hiện
đại và sôi động, cạnh tranh khốc liệt. Bạn không những có thể giúp khách
hàng đầu tư đúng đắn mà còn có thể làm giàu cho chính mình.
Một số nghề nghiệp trong ngành chứng khoán:
- Người môi giới chứng khoán:
Làm trung gian mua bán cổ phiếu và chứng khoán phát sinh trên thị
trường chứng khoán. Ngoài ra, người môi giới còn có chức năng tư vấn đầu
tư cho khách hàng. Người môi giới chứng khoán làm việc tại công ty
chứng khoán, thực hiện các giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng do
khách hàng trả. Họ cũng có thể là nhà môi giới độc lập, nhận lại lệnh
giao dịch từ người môi giới thuộc công ty chứng khoán để thực hiện.
- Chuyên viên thị trường:
Là thành viên của sở giao dịch chứng khoán, có chức năng “tạo thị
trường” cho cổ phiếu của một hoặc nhiều công ty niêm yết. Họ có thể hoạt
động như một người môi giới hoặc như một người kinh doanh chứng khoán
cho bản thân.
- Nhân viên hành chính hỗ trợ:
Mở và theo dõi tài khoản khách hàng, xử lý hành chính và kế toán các
lệnh giao dịch do người môi giới và chuyên viên thị trường thực hiện ghi
nhận, thông báo cho khách hàng về việc thực hiện lệnh, chuyển khoản,
thanh toán bù trừ, xử lý thu nhập định kỳ từ chứng khoán (lãi, cổ tức)
để chúng được tính vào tài khoản của khách hàng.
- Phân tích viên tài chính:
Tư vấn cho người đầu tư lựa chọn được những chứng khoán phù hợp với
nguyện vọng của họ nhất. Để làm được việc đó, phân tích viên tài chính
phải nghiên cứu và phân tích nhiều nguồn thông tin về công ty phát hành
chứng khoán đó cũng như so sánh công ty ấy với toàn ngành, ngoài ra còn
phải tiến hành phân tích kỹ thuật, dựa vào biến động giá chứng khoán
trong quá khứ để dự báo xu hướng tương lai gần.
- Quản trị viên danh mục đầu tư:
Quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán, tức là nhận vốn ủy thác của nhiều
người đầu tư khác nhau, dùng vốn đó để đầu tư vào chứng khoán theo danh
mục, quản lý sao cho có hiệu quả nhất.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
- Có năng khiếu và yêu thích các môn khoa học tự nhiên
- Sử dụng thành thạo máy vi tính và có khả năng ứng dụng phần mềm.
-
Khả năng ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh): giúp bạn tiếp xúc được với các
nguồn thông tin, dữ liệu bằng tiếng nước ngoài, gặp gỡ và thuyết phục
được khách hàng và đối tác nước ngoài.
-
Đức tính cẩn trọng, tỉ mỉ nhưng nhanh nhạy: vì diễn biến trên thị
trường chứng khoán rất nhanh. Một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả
khôn lường, nhưng quá chậm trễ sẽ tuột mất cơ hội.
- Vững vàng về tâm lý do thường xuyên phải tiếp xúc với những khoản đầu tư lớn cùng những nguy cơ rủi ro đáng kể.
- Khả năng giao tiếp tốt.
-
Sức khỏe tốt: Ở Mỹ, số giờ làm việc trung bình trong lĩnh vực chứng
khoán là 10 giờ/ngày. Vào ngày nghỉ cuối tuần, họ cũng vẫn phải cập nhật
thông tin thị trường điể không bị lạc hậu. Sức ép phải hoàn thành công
việc đúng hạn cũng rất lớn.
Một số địa chỉ đào tạo:
Các
trường đại học đã có các chuyên ngành đào tạo về chứng khoán phải kể
đến là: Khoa Tài chính – Ngân hàng (Trường ĐH Ngoại thương), Khoa Ngân
hàng – Tài chính (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), Khoa Ngân hàng (Trường ĐH
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh), Khoa Tài chính (Học viện Ngân hàng), Khoa Thị
trường chứng khoán (Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh), Khoa Ngân
hàng và Bảo hiểm (Học viện Tài chính).
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !