Xem nhanh:
Chào mừng bạn đến với Ôn Nhanh Hóa!, Chúc bạn sẽ tìm thấy điều mình cần ở Blog này! ♥♥♥
Home » » 18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng thương hiệu - Ronald J. Alsop

18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng thương hiệu - Ronald J. Alsop

Written By Unknown on Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013 | 02:58

Các nhà điều hành của những công ty có danh tiếng tốt hẳn đang cảm thấy khá cô đơn vào lúc này - bởi các vụ bê bối đã lần lượt hạ bệ hoặc làm ô danh hết công ty này đến công ty khác chỉ vì một số nhà điều hành hoa mắt vì những món lợi nhuận kết xù. Tầm nhìn về danh tiếng - thứ tài sản lâu dài và quý giá nhất của công ty – cũng bị che khuất. Họ chỉ biết sống cho hiện tại và vô tình huỷ hoại danh tiếng của chính công ty mình.
Việc quản lý danh tiếng mang tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học, nhưng vẫn có những nguyên tắc và hướng dẫn được hệ thống lại.
Cuốn sách 18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng thương hiệu được chia làm 3 phần và có vai trò như một bản chỉ dẫn giúp tăng tối đa lợi ích từ thứ tài sản quý giá nhất của bạn. Những ví dụ chi tiết trong sách đã minh hoạ lợi ích của một danh tiếng tốt, cũng như hậu quả của danh tiếng xấu, đồng thời giới thiệu những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ tiếng tốt và khắc phục tiếng xấu. Cuốn sách còn đào sâu một số “vấn đề nóng” như đạo đức, tinh thần công dân của doanh nghiệp và tác động của Internet đối với danh tiếng.
Bên cạnh một số bảng xếp hạng danh tiếng tốt nhất và tệ nhất, cuốn sách này còn phân tích phản ứng và lối hành xử của các công ty, như việc Merrill Lynch nỗ lực khôi phục hình ảnh của mình, và những bài học đáng giá từ vụ Martha Stewar làm tổn hại chính công ty của bà.



Báo chí giới thiệu
“Một danh tiếng tích cực không tự nhiên mà có, thay vào đó, bạn phải tự mình tạo dựng, chăm sóc và gìn giữ mỗi ngày. Danh tiếng của công ty nào cũng có khả năng bị đe dọa và cuốn sách này sẽ là người trợ lý đắc lực giúp các nhà điều hành quản lý danh tiếng của công ty. Những ví dụ minh họa làm sáng tỏ vấn đề cùng các lời khuyên đúc kết từ thực tế mà cuốn sách cung cấp sẽ giúp nhà điều hành xây dựng một danh tiếng tốt, cũng như bảo vệ và củng cố để danh tiếng tốt đẹp đó sống mãi trong lòng công chúng”. -  Yves Couette - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ben & Jerry’s. 
“Cuốn sách là sự kết hợp giữa cái nhìn sắc sảo của một nhà báo với những kết quả khảo sát về quan điểm của công chúng về nhiều mặt hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Tác giả đã khái quát các nguyên tắc chủ đạo làm nên danh tiếng doanh nghiệp, đồng thời hé mở những góc khuất trong việc quản lý danh tiếng dựa trên thực tế hoạt động của các công ty cụ thể. Tác giả không chỉ khẳng định tầm quan trọng của danh tiếng đối với chiến lược phát triển doanh nghiệp, mà còn cung cấp một cẩm nang thiết yếu cho những công ty đang tìm kiếm cách thức xây dựng danh tiếng cho mình”.  - Joy Marie Sever -  Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Harris Interactive.
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, cùng với cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khắc nghiệt, hoạt động kinh doanh ngày càng khó điều khiển hơn. Trước rất nhiều sự lựa chọn cùng một sản phẩm của rất nhiều công ty, nhà sản xuất khác nhau, khách hàng trở nên luôn hoài nghi và dò xét. Và điều tất yếu là họ chọn là một danh tiếng tốt của sản phẩm, thương hiệu; đây là yếu tố quan trọng và có sức mạnh hơn cả, bởi đó là “tấm bình phong” an toàn nhất mà các công ty có thể sở hữu. 
Với mong muốn hướng dẫn cho các công ty, doanh nghiệp cách tạo dựng một danh tiếng tốt cho mình, tác giả Ronald J.Alsop đã nghiên cứu, tìm hiểu trong 20 năm để viết nên cuốn sách này. Với kinh nghiệm của tác giả trong vai trò biên tập viên và người phụ trách chuyên mục tiếp thị của tờ The Wall Street Journal, ông đã sử dụng tin tức, bài viết của mình về vấn đề danh tiếng doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu. Cuốn sách cũng lấy tư liệu từ các cuộc phỏng vấn của tác giả với các nhà điều hành doanh nghiệp, nhà nghiên cứu thị trường, chuyên gia truyền thông và học giả trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 
Cuốn sách được chia làm ba phần và có vai trò như một bản chỉ dẫn giúp tăng tối đa lợi ích từ thứ tài sản quý giá nhất của bạn: Phần 1: Tạo dựng danh tiếng tốtPhần 2Giữ gìn danh tiếng tốtPhần 3Khôi phục danh tiếng đã bị tổn hại. Những ví dụ chi tiết trong sách đã minh họa lợi ích của một danh tiếng tốt, cũng như hậu quả của danh tiếng xấu, đồng thời giới thiệu những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ tiếng tốt và khắc phục tiếng xấu. Công ty nào cũng phải học cách đánh giá danh tiếng của mình, chỉ định các nhà điều hành cao cấp phụ trách việc nuôi dưỡng danh tiếng, và tìm hiểu xem ai trong số các thành phần liên quan có thể làm cho danh tiếng trở nên tốt nhất hoặc bị tổn hại nặng nề nhất.
Cuốn sách còn đào sâu một số “vấn đề nóng” như đạo đức, tinh thần công dân của doanh nghiệp và tác động của Internet đối với danh tiếng. Ví dụ, làm thế nào để bạn vừa có thể sử dụng Internet làm công cụ cải thiện nhận thức về công ty bạn, vừa có thể chống lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong đó? Bạn có thể làm gì để vừa có thể quảng bá công khai, miễn phí trên Internet, lại vừa truyền bá thông tin về các nghĩa cử của công ty bạn? Đây là những vấn đề khó khăn mà công ty nào cũng phải đối mặt. 
Bên cạnh một số bảng xếp hạng danh tiếng tốt nhất và tệ nhất, cuốn sách này còn phân tích phản ứng và lối hành xử của các công ty, như việc Merrill Lynch nỗ lực khôi phục hình ảnh của mình, và những bài học đáng giá từ vụ Martha Stewart làm tổn hại chính công ty của bà. Những vụ bê bối được trình bày ở đây là câu chuyện cảnh báo về các cạm bẫy đối với danh tiếng doanh nghiệp, thế nhưng hậu quả nghiêm trọng chỉ xảy ra khi các công ty không có người đứng mũi chịu sào trong các vụ kiện tụng doanh nghiệp. Có khá nhiều điều để chúng ta học hỏi từ các công ty từ lâu đã trân trọng, chăm sóc danh tiếng của mình và làm việc tích cực mỗi ngày để bảo vệ chúng. Những câu chuyện của họ thể hiện giá trị của việc quản lý danh tiếng, như cách Johnson & Johnson khắc sâu nhận thức về tính liêm chính trong toàn bộ đội ngũ nhân viên khắp toàn cầu, hay cách DuPont kiểm soát danh tiếng 200 năm tuổi của mình, hoặc cách IBM lập kế hoạch cho một hình ảnh doanh nghiệp nhất quán, cách Timberland và Levi Strauss biến trách nhiệm xã hội thành bản chất của văn hóa doanh nghiệp… 
Nhiều bài học được trình bày trong cuốn sách này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Suy cho cùng, khả năng danh tiếng bị tổn hại không chỉ bị đóng khung trong giới doanh nghiệp.           
Hãy đọc và sử dụng 18 quy tắc quan trọng để quản lý danh tiếng doanh nghiệp – thứ tài sản quý giá nhất của công ty bạn. 
MỤC LỤC:
Tối đa hóa tài sản giá trị nhất
Hãy tự đánh giá danh tiếng của bạn
Biết làm bạn với nhiều đối tượng
Sống theo tôn chỉ và chuẩn mực đạo đức
Hãy là một công dân gương mẫu
Chuyển tải tầm nhìn của doanh nghiệp
Tạo sức hút tình cảm
Dám thừa nhận những thiếu sót
Thận trọng với những hiểm hoạ luôn tồn tại
Biến nhân viên thành những người bảo vệ danh tiếng
Kiểm soát internet trứơc khi nó khống chế bạn
Thông điệp phải rõ ràng và nhất quán
Thận trọng với những tác động bất lợi cho danh tiếng
Quản lý khủng hoảng bằng mưu lược
Ngay từ đầu phải chọn cách làm đúng
Đừng bao giờ xem thường những lời chỉ trích của công chúng
Không nên phòng thủ

Khi mọi biện pháp điều thất bại, hãy đổi tên của bạn.
Chia sẻ :

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

 
Support : nice_tp1@yahoo.com.vn
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2013. Ôn Hóa nhanh - All Rights Reserved
Template Design by Ôn Hóa nhanh